Khai sai, chậm vận đơn sẽ bị phạt cả tháng lương

Một số đại lý hãng tàu, doanh nghiệp logistics khu vực phía Bắc vừa có kiến nghị phản ánh về mức xử phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP là quá cao và bất hợp lý đối với các đơn vị làm dịch vụ logistics.
 Các doanh nghiệp làm dịch vụ hải quan và hãng tàu kiến nghị giảm mức xử phạt vì các lỗi khai sai, chậm hồ sơ hải quan /// Ảnh: Ng.Nga
Các doanh nghiệp làm dịch vụ hải quan và hãng tàu kiến nghị giảm mức xử phạt vì các lỗi khai sai, chậm hồ sơ hải quan

ẢNH: NG.NGA
 
Kiến nghị được gửi đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng cục Hải quan.
Cụ thể, theo Nghị định 128, trong một số quy định tại khoản 4 Điều 8 về khai hải quan, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Theo các doanh nghiệp logistics, việc khai báo muộn trên E-Manifest (hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh dành cho người khai hải quan là các hãng tàu, đại lý hãng tàu và công ty giao nhận) rất dễ xảy ra do hệ thống hải quan thường xuyên bị lỗi, không ổn định. Thậm chí, có những hôm hệ thống bị tắc nghẽn từ nửa ngày đến 1 ngày làm việc. Nguyên nhân thứ 2 là quy định nhân viên đại lý phải khai báo trên E- Manifest 12 tiếng trước khi tàu vào song thực tế có những thời điểm tàu đóng hồ sơ rất sớm, trước vài ngày so với giờ tàu cập cảng hoặc đóng hồ sơ ngay trong ngày tàu chạy. Thế nên, nhân viên làm hồ sơ chứng từ không có đủ thời gian để dữ liệu dẫn đến chậm khai báo kịp trước 12 tiếng. Nguyên nhân thứ 3 là lệnh múi giờ làm việc giữa các nước nên việc tiếp nhận thông tin từ đại lý nước ngoài của các nhân viên đại lý trong nước hoàn toàn bị động.
Theo các doanh nghiệp logistics, mức xử phạt từ 5-10 triệu đồng theo quy định mới tại Nghị định 128 mới có hiệu lực hơn 1 tháng qua (từ 10.12.2020), nhưng gây lo lắng rất lớn cho nhân viên làm thủ tục của các đại lý. Mức xử phạt cho một lần sai phạm với nhân viên làm thủ tục bằng cả tháng lương của họ. Với mức lỗi tương tự, tại Nhật Bản, mức phạt tương đương hơn 1,1 triệu đồng.
Trong kiến nghị của mình, các doanh nghiệp logistics kiến nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan, xem xét giảm mức phát cho các lỗi được quy định tại khoản 4, điều 8 của Nghị định 128/2000 nói trên.
nguồn thanhnien.vn

Tin Liên Quan